Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Tư vấn hướng làm trần thạch cao đẹp

Trong xây dựng hiện nay giải pháp làm trần nhà phổ biến là sử dụng trần nhựa hay làm trần thạch cao. Trần nhựa có ưu điểm là chi phí rẻ, trọng lượng nhẹ, nhiều màu sắc đẹp, không sợ ố khi thấm nước nhưng tuổi thọ sản phẩm không cao do nhựa sẽ gặp tình trạng lão hóa.
 
Trần thạch cao được ghép bằng nhiều tấm thạch cao. Chi phí làm trần thạch cao sẽ cao hơn so với trần nhựa. Tuy nhiên trần có độ thẩm mỹ cao vì giống trần đúc, bền, mát, cách âm, chống phản xạ âm và tạo được hoa văn.
 
 
Trên thị trường có hai loại Trần thạch cao chìm và Trần thạch cao nổi. Thông qua bài viết sẽ chia sẻ tư vấn làm trần thạch cao đến độc giả.
 
Trần thạch cao chìm
Khung trần được định hình bằng khung chữ U, gắn kết bằng kiểu bắt vít. Tấm trần thạch cao chìm cũng được bắt vít từ dưới lên và ghép từng tấm vào với nhau.
 
Ưu điểm của trần thạch cao chìm là đẹp về thẩm mỹ không thấy mối ghép giữa các tấm trần. Ngoài ra có thể tạo nhiều hoa văn bằng cách cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi măng.
 
Khuyết điểm của trần thạch cao chìm là nếu hư, ố không sửa chữa được mà phải gỡ nguyên trần, bởi vì khi ghép trần thạch cao kéo theo nhiều thứ như: đèn trang trí, chỉ trang trí... Trần thạch cao sau đó sẽ được trét mastic và sơn như trần nhà đúc.
 
Trần thạch cao nổi
Thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình. Với khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm. Nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới để che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí.
Ưu điểm của trần thạch cao nổi là khi tấm trần nào hư hay cần thay mới sẽ rất thuận tiện hoặc sửa chữa hệ thống điện cũng dễ dàng. Tuy nhiên về tính thẩm mỹ trần thạch cao nổi không đẹp như trần thạch cao chìm.
 
Trần thạch cao có thể dùng làm giải pháp giấu hệ thống dây điện, hộp gen, hay để tạo cho một căn phòng có trần thấp, ấm cúng, cách âm... Để thi công trần thạch cao cho nhà đúc thì khi đúc phải tính toán chừa các móc sắt để treo khung định hình. Ngoài ra không chỉ làm trần, có thể dùng từng tấm thạch cao ốp vào tường với mục đích tạo sự cách âm, cách nhiệt... cho các căn phòng đặc biệt kín, thu thanh...
 
Lưu ý khi làm trần thạch cao:
Hạn chế trần thạch cao với nước. Khi thi công trần thạch cao, cần kiểm tra thật kỹ tránh các lỗ rò trên mái tôn hay mái ngói để không tạo điều kiện cho nước tiếp xúc với trần thạch cao sẽ làm ố vàng, gây mất thẩm mỹ.
 
Thạch cao là vật liệu vẫn bị co giãn cho nên phải chấp nhận hiện tượng nứt trần ở các chỗ trét mastic (điều này thường xảy ra ở trần chìm), những vết nứt này có khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ.
Trần thạch cao có tính bền vững, nếu thi công kỹ càng, mái không bị rò nước, trần thạch cao vẫn còn đẹp sau 5 năm, và sau 10 năm mới hư hỏng.

Tổng hợp bởi www.thachcaovinhtuong.info

Chia sẻ bài viết này
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2014 Giải pháp ngoại thất TRẦN THẠCH CAO
Designed by thachcaovinhtuong.info
Posts RSSComments RSS
Lên đầu trang